Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Xem với cỡ chữ Tương phản

Những vấn đề cử tri cần biết liên quan đến bầu cử

Th 6, 07/05/2021 | 07:40 SA

1) Những người không được ghi tên vào danh sách cử tri: (1) Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (2) Người bị kết án tử hình đang trong thời giant hi hành án. (3) Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. (4) Người mất năng lực hành vi dân sự.

2) Việc lập danh sách cử tri: Phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 04 tháng 04 năm 2021 (50 ngày trước ngày bầu cử).

3) Việc niêm yết danh sách cử tri:  được tiến hành chậm nhất là ngày 14 tháng 4 năm 2021.

4) Cử tri chỉ tham gia bầu Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh: (1) Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. (2) Cử tri vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì làm thủ tục để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. (3) Cử tri thuộc danh sách cử tri ở các khu vực bỏ phiếu được tổ chức trên địa bàn các quận của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng (nơi tổ cức mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND quận, phường).

5) Cử tri chỉ tham gia bầu Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện: (1) Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã và có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện nơi mình đang tạm trú. (2) Cử tri là quân nhân ở các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú oặc đóng quân. (3) Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ thì làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri nơi ở tạm trú và tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. (4) Người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri nơi cư trú cũ và bổ vào sung danh sách cử tri nơi tạm trú mới để bầu Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. (5) Cử tri thuộc danh sách cử tri ở các khu vực bỏ phiếu được tổ chức trên địa bàn thành phố Thủ Đức, địa bàn các quận, thị xã của thành phố Hà Nội (nơi thực hiện mô hình chính quyền đô thị không tổ chức HĐND phường).

6) Cử tri được tham gia bầu Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND ở cả ba cấp: (1) Cử tri là người thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu. (2) Cử tri là người tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu và có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên. (3) Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ đã làm thủ tục để được ghi tên vào danh sách cử tri nơi ở thường trú. (4) Người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc và đã làm thủ tục để được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú.

7) Lưu ý: (1) Đối với cử tri là người tự nguyện xin vào cai nghiện, chữa trị tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì việc bảo đảm thực hiện quyền bầu cử được xác định như đối với cử tri là người tạm trú. Cụ thể: Nếu đến trước ngày bầu cử những cử tri này trở về nơi thường trú thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri nơi thường trú để bầu Đại biểu Quốc hội và HĐND ở cả 3 cấp. Nếu đến ngày bầu cử họ vẫn đang thực hiện việc cai nghiện, chữa trị ở cơ sở cai nghiện mà thời gian từ khi bắt đầu cai nghiện, chữa trị tại cơ sở đến ngày bầu ngày bầu cử chưa đủ 12 tháng thì những cử tri này được tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Nếu thời gian từ khi bắt đầu cai nghiện, chữa trị tại cơ sở đến ngày bầu cử là từ đủ 12 tháng trở lên thì họ được tham gia bầu Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND cả 3 cấp tại khu vực bỏ phiếu nơi có cơ sở cai nghiện. (2) Cử tri là người di cư tự do, chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại địa phương: Theo hướng dẫn của Hội đồng bàu cử quốc gia từ cuộc bầu cử năm 2016, Ủy ban nhân dân cấp xã cần thông tin cho cử tri trên địa bàn biết về cách thức thực hiện quyền bầu cử và việc lập danh sách cử tri để cử tri quyết định nơi mình đăng ký quyền bầu cử (có thể trở về nơi học đăng ký thường trú hoặc tạm trú). Nếu cử tri vẫn có nguyện vọng được thực hiện việc bầu cử tại địa phương nơi họ đang thực tế sinh sống thì địa phương tạo điều kiện để nghi tên những cử tri này vào danh sách cử tri khu vực bỏ phiếu tương ứng nơi học đang thực tế sinh sống và thực hiện quyền bầu cử như đối với cử tri là người tạm trú, có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng (do không có cơ sở để xác định thời gian bắt đầu cư trú ở địa phương). Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức để cử tri là người di cư tự do chưa đăng ký thường trú hoặc tạm trú tham gia bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu của địa phương được xác định trên cơ sở các thôn, bản, cụm dân cư hiện có trên địa bàn. (3) Cử tri đăng ký thường trú ở địa phương nhưng đi lao động, hoạc tập ở địa phương khác, thường xuyên không có mặt ở nơi thường trú dài ngày: Nếu đã làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì được coi là không thường trú tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi công dân đăng ký thường trú không ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri. (Trong trường hợp này, công dân có quyền đăng ký để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đang tạm trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi tạm trú). Nếu công dân đẫ đăng ký thường trú ở địa phương nhưng chưa làm tủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì dù trên thực tế đã vắng mặt dài ngày ở nơi thường trú, Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn phải ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri để họ thực hiện quyền bầu cử ở địa phương, trừ trường hợp cử tri hoặc người thân cử tri đó đã thông báo nguyện vọng của cử tri về việc không tham gia bảo phiếu ở nơi thường trú. Đồng thời cần có biện pháp thông tin phù hợp để cử tri biết về việc danh sách cử tri và thực hiện quyền bầu cử của mình. (4) Cử tri là sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học hoặc công nhân khu công nghiệp: Trường hợp trường đại học, cao đẳng hoặc khu công nghiệp được thành lập khu vực bỏ phiếu riêng thì cử tri là cán bộ, giáo viên, học sinh, công nhân không thường trú hoặc tạm trú trong khu ký túc xá hoặc khu nhà ở tập trung của khu công nghiệp mà có nguyện vọng tham gia bầu cử tại khu vực bỏ phiếu nơi có trường đại học, cao đẳng hoặc khu công nghiệp (để thuận lợi cho công việc và sinh hoạt của bản thân) có quyền xi cấp giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân nơi mình có tên trong daanh sách cử tri (mẫu số 12/HĐBC) để được bổ sung vào danh sách cử tri tam gia bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử Đại biểu HĐND cấp tỉnh theo khu vực bảo phiếu mới. (4) Những người tạm vắng khỏi nơi cư trú kể từ ngày danh sách cử tri được niêm yết cho đến ngày bỏ phiếu: Nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri (đi công tác, đi học, du lịch, nghĩ dưỡng, chữa bệnh, thăm thân…) thì có thể xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri (mẫu số 12/HĐBC) để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội , Đại biểu HĐND cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “bỏ phiếu ở nơi khác”. Nếu cử tri đến gần ngày bầu cử được chuyển đi cách ly y tế tập trung ở địa phương khác cho đến hết ngày bầu cử theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận để đi bỏ phiếu ở nơi khác như đã nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập danh sách cử tri có trách nhiệm nắm thông tin, chủ động cấp giấy chứng nhận và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở cách ly tập trung để đề nghị bổ sung người này vào danh sách cử tri và cấp Thẻ cử tri mới nhằm họ thực hiện quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân nơi đã lập danh sách cử tri ban đầu có trách nhiệm cập nhật vào danh sách./.

V.D