XÂY DỰNG ĐẢNG

Xem với cỡ chữ Tương phản

Chỉ thị về tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức

Th 3, 20/04/2021 | 10:44 SA

Ngày 09/4/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức, Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

 

CHỈ THỊ

CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY

về tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức

-----

Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức, tạo chuyển biến trong việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trong thực thi nhiệm vụ công tác, phục vụ nhân dân của đa số cán bộ, đảng viên, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. 

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng về đạo đức có mặt còn hạn chế như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng và một bộ phận đảng viên năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình còn thấp, chưa làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên, người đứng đầu chưa trở thành việc làm thường xuyên gắn với công việc hàng ngày; còn biểu hiện nể nang, xuê xoa, thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, quy chế làm việc của tổ chức, bị kỷ luật, làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu là do: Nhận thức và thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức chưa đầy đủ, sâu sắc trong bối cảnh, yêu cầu nhiệm vụ mới. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức chưa đồng bộ với đạo đức. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng Đảng về đạo đức; văn bản lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng ban hành nhiều nhưng tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu và chậm khắc phục. Thực hiện công tác giáo dục, cảnh báo phòng ngừa khuyết điểm, vi phạm đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, liên tục. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, chưa làm hết trách nhiệm, có việc thiếu tập trung, kiên quyết, có việc né tránh, đùn đẩy, ngại va chạm, ngại đổi mới; ý thức rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, lối sống chưa cao. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, có nơi chỉ nặng hình thức. Mặt trái của cơ chế thị trường, sự tác động tiêu cực của mạng xã hội và sự tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội… có ảnh hưởng nhất định đến xây dựng Đảng về đạo đức. 

Xác định tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức trong toàn Đảng bộ tỉnh là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng toàn diện, có ý nghĩa quyết định sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, đảm bảo cho toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ ngang tầm nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu: 

1. Cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn tỉnh tăng cường vai trò, trách nhiệm, quán triệt sâu sắc nội dung “xây dựng Đảng về đạo đức” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định: Việc xây dựng Đảng về đạo đức phải được thực hiện đồng bộ với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức; trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thực chất, hiệu quả các nhiệm vụ sau: 

1.1. Đẩy mạnh giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng; thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiên các nhiệm vụ chính trị; làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, vững vàng trước khó khăn, thử thách, không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; coi trọng danh dự, vì “danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. 

1.2. Thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức gắn bó chặt chẽ với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu dân chủ, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. 

1.3. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, thường trực cấp ủy, bí thư chi, đảng bộ. 

1.4. Xây dựng, thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công vụ; đạo đức trong kinh doanh của cơ quan, đơn vị mình, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. 

1.5. Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo sự đồng thuận trong xã hội và môi trường văn hóa - đạo đức lành mạnh. Coi việc xây dựng đạo đức trong gia đình, nhà trường, trong thanh niên là nền móng của đạo đức đảng viên. 

1.6. Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống và thực hiện các quy định nêu gương. 

1.7. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội. Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức.

2. Mỗi đảng viên không ngừng tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện tốt nhất trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân; gương mẫu thực hành đạo đức trong gia đình, cơ quan, cộng đồng và xã hội để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Chú trọng thực hiện các nội dung sau: 

2.1. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Xác định rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, vững vàng trước khó khăn, thử thách và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. 

2.2. Thường xuyên tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nhận diện và phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 

2.3. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng; thực hiện nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, lấy xây là chính và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị. Lấy phẩm chất đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác và sự cống hiến làm mục tiêu phấn đấu, coi đó danh dự của bản thân. 

2.4. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, lợi ích nhóm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chạy chức, chạy quyền; quan liêu, xa dân; đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức. 

2.5. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp tự phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống để quần chúng nhân dân và cộng đồng tôn trọng, tin tưởng, yêu mến, học tập làm theo. 

Gương mẫu trong việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết… đơn giản, tiết kiệm. Đi đầu thực hiện văn hóa ứng xử, giao tiếp; văn hóa giao thông, công sở, văn hóa trong gia đình và khu dân cư…

Rèn luyện tác phong sâu sát cơ sở, tôn trọng, gần gũi, gắn bó với nhân dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và giải quyết những vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm. 

Thực hiện nếp sống văn minh, đạo lý, nghĩa tình, hợp tác, thân thiện; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người, quê hương Quảng Ngãi. 

3. Tổ chức thực hiện 

3.1. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; các ban cán sự đảng, đảng đoàn; các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ triển khai quán triệt thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này.

3.2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu phổ biến, quán triệt và kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị, gắn với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận liên quan đến công tác xây dựng Đảng về đạo đức, các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên. 

3.3. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; đưa nội dung xây dựng Đảng về đạo đức trở thành những đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi, thường xuyên trong nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần tạo chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện. 

3.4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nghiên cứu đề xuất thực hiện mô hình “Đảng viên với nhóm hộ gia đình nơi sinh sống, cư trú” để phát huy vai trò nêu gương của đảng viên và tạo điều kiện cho người dân giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. 

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ./.

 

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ

Đặng Ngọc Huy